Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!
Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!

Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập



III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Sat Dec 10, 2011 3:58 pm
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat18
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat10III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat12III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat13
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat15ThuLinhRong1312III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat17
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat19III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat21III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Bgavat22
[CĐ-Teen 7/12] - ThuLinhRong1312
Tước hiệuModerator

Moderator
Hiện Đang:
Profile ThuLinhRong1312
Cat
Tổng số bài gửi : 192
Birthday : 13/12/1999
Join date : 29/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : HCM
Cat
Tổng số bài gửi : 192
Birthday : 13/12/1999
Join date : 29/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : HCM

III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) Vide10

Bài gửiTiêu đề: III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)

Tiêu đề: III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành trong điều kiện Liên Xô lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bước vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho hoà bình và phong trào cách mạng. Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế, tăng cường giúp đỡ Pháp và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. ở trong nước, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc kháng chiến. Điều kiện lịch sử đã đặt ra cho Đảng ta các yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi; đặc biệt là yêu cầu Đảng phải ra công khai lãnh đạo cách mạng.

Đại hội họp từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 73 vạn đảng viên.

Đây là Đại hội Đảng được tổ chức lần đầu tiên ở trong nước trong điều kiện mới: Sự hình thành và lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đã làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng trên trường quốc tế có lợi cho hòa bình và cách mạng. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi quan trọng. Lợi dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ can thiệp trực tiếp vào Đông Dương, vừa giúp đỡ Pháp, vừa tìm cơ hội để hất cẳng Pháp. Thực tiễn của cuộc kháng chiến đang đòi hỏi Đảng phải ra công khai để lãnh đạo kháng chiến.

Theo sáng kiến của những người cộng sản Việt Nam được những người cộng sản Lào và Campuchia nhất trí tán thành, Đại hội quyết định: do nhu cầu kháng chiến, giai cấp công nhân và nhân dân mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đảng riêng. ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

Sau diễn văn khai mạc của Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Trường Chinh; Báo cáo về tổ chức và Điều lệ Đảng của Lê Văn Lương...

Báo cáo chính trị tổng kết phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, dự báo những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau; rút ra bài học trong 21 năm hoạt động của Đảng. Báo cáo vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải đề ra những chính sách và biện pháp tích cực: tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh thi đua ái quốc, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng Lao động Việt Nam thành "một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để" để lãnh đạo đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Báo cáo của đồng chí Trường Chinh trình bày toàn bộ đường lối cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nội dung cơ bản của bản báo cáo được phản ánh trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội thông qua.

Nội dung cơ bản của Chính cương Đảng Lao động Việt Nam:

"Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến"1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr. 433 - 434.

Các tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau. "Nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa"

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ dân chủ nhân dân với các thế lực phản động. Thế lực phản động chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Những di tích phong kiến cũng làm cho xã hội Việt Nam đình trệ. "Do đó cách mạng Việt Nam có hai đối tượng. Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động". "Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội".

… Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chính lúc này là hoàn thành giải phóng dân tộc. Lúc này phải tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến để quyết thắng quân xâm lược...

Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông và lao động trí thức. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.

- Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.

- Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.

Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ xen lẫn với nhau. Nhưng mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trung tâm.

Chính cương cũng nêu rõ 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.

Đại hội đã thông qua Điều lệ mới của Đảng. Điều lệ xác định rõ mục đích, tôn chỉ của Đảng và nhấn mạnh Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một đảng vô sản kiểu mới... Đây là một bước tiến mới trong công tác xây dựng Đảng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 uỷ viên chính thức, 1 uỷ viên dự khuyết và Ban Bí thư. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

2. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi

Sau Đại hội, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đã tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề do yêu cầu thực tiễn đặt ra trên tất cả các mặt.

Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951) tập trung giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài chính để bồi dưỡng sức dân và bảo đảm cung cấp cho quân đội; thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.

Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 9-1951) đã ra Nghị quyết về Tình hình và nhiệm vụ chung, về công tác củng cố nội bộ, về nhiệm vụ kinh tế tài chính trước mắt. Hội nghị còn bàn về công tác vùng địch chiếm đóng.

Hội nghị Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952) đã quyết định chỉnh Đảng, chỉnh quân coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội.

Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953) đã kiểm điểm tình hình thực hiện chính sách ruộng đất, chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất.

Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953) quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng đã lãnh đạo toàn quân, toàn đân tăng cường đoàn kết, ra sức phát triển lực lượng về mọi mặt, củng cố hậu phương, phát triển cuộc đấu tranh trong vùng địch chiếm đóng và mở nhiều cuộc tiến công quân sự trên khắp các chiến trường.

Đầu tháng 3-1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt đã họp quyết định thống nhất hai tổ chức thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới.

Lực lượng vũ trang đã trưởng thành về cả chính trị và tổ chức, đặc biệt là bộ đội chủ lực. Đảng chủ trương vũ trang toàn bộ và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt (quân dân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực), chú trọng chất lượng, đồng thời chú ý nâng cao giác ngộ giai cấp trong lực lượng; nâng cao sự hiểu biết về đường lối kháng chiến, trình độ kỹ thuật, chiến thuật. Quân đội được tăng cường vũ khí, đạn dược, thuốc men. Năm 1949, thành lập Đại đoàn 308, đến cuối năm 1952 đã xây dựng được 6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, nhiều trung đoàn bộ binh độc lập và các Liên khu vũ trang tập trung có khoảng 33 vạn người. Cuộc vận động chỉnh quân về chính trị và quân sự vào mùa hè năm 1953 đã nâng cao nhận thức chính trị và trình độ kỹ thuật, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ. Công tác hậu cần được tăng cường, lương thực, vũ khí, thuốc men được bổ sung, đường sá được xây dựng thêm...

Phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch tiếp tục phát triển với nhiều hình thức

phong phú; đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh vũ trang, vừa tiến công địch vừa chống địch càn quét. Các chiến dịch lớn của các đơn vị chủ lực đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta vùng sau lưng địch.

Để bồi dưỡng sức dân, củng cố hậu phương kháng chiến, năm 1952, Đảng phát động cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đạt kết quả tốt. Chỉ tính riêng từ Liên khu V trở ra, sản lượng lương thực năm 1953 đạt 2,7 triệu tấn. Nhà nước đã ban hành một số sắc lệnh về thuế nông nghiệp, thuế công thương, xuất khẩu, nhập khẩu... Tháng 6-1951, Ngân hàng quốc gia được thành lập và sau đó mậu dịch quốc doanh ra đời. Thực hiện chính sách ruộng đất, từ năm 1949 đến năm 1953, nông dân đã được tạm cấp gần 180.000 ha ruộng đất của thực dân, địa chủ Việt gian, ruộng công, ruộng bỏ hoang, ruộng vắng chủ... Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Đảng đã chủ trương không tịch thu ruộng đất của địa chủ, mà chỉ tịch thu ruộng đất và tài sản của đế quốc, Việt gian phản quốc chia cho dân cày. Từ năm 1947 đến năm 1953, đã thực hiện giảm tô 25%, chia ruộng đất cho nông dân; ban hành chính sách thuế nông nghiệp, hoãn nợ, xoá nợ, nhằm hạn chế sự bóc lột của bọn địa chủ. Tháng 1-1953, Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đảng đã kiểm điểm tình hình thực hiện chính sách ruộng đất, đề ra chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Tháng 11-1953, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và phải thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Sau đó, tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do, nhằm đẩy mạnh kháng chiến, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong gần một năm (1953-1954), chúng ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã ở vùng tự do. Cải cách ruộng đất mới chỉ được làm thí điểm, nhưng đã bộc lộ những khuyết điểm mang tính giáo điều, do chỉ đạo xử lý không đúng một số trường hợp cụ thể trong thực hiện chính sách ruộng đất. Tuy vậy, chính sách triệt để giảm tô và chia ruộng đất cho dân cày đã động viên tinh thần của nhân dân hậu phương, khơi dậy một luồng sinh khí mới trong nhân dân lao động, đông đảo nhân dân hăng hái sản xuất, đóng góp vượt mức sức người, sức của cho kháng chiến, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Về xây dựng Đảng, cuộc vận động chỉnh Đảng trong hai năm 1952, 1953 giúp cho cán bộ, đảng viên quán triệt thêm đường lối cách mạng và quan điểm kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính; khắc phục một bước những lệch lạc "tả" khuynh, hữu khuynh. Ngoài ra, Đảng tiến hành phát triển cơ sở Đảng trong lực lượng vũ trang, trong các làng xã, xí nghiệp. Trong hai năm 1948-1949, kết nạp hơn 50 vạn đảng viên. Đến đầu năm 1951, số lượng đảng viên phát triển tới 76 vạn. Tuy nhiên, kết quả chỉnh Đảng phần nào có bị hạn chế do có những thiếu sót trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Để cứu vãn tình thế sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới, bọn hiếu chiến Pháp phải dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ. Lợi dụng tình thế đó, đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương, vừa giúp Pháp, vừa tìm cơ hội để hất cẳng Pháp. Chỉ riêng về ngân sách chiến tranh, viện trợ của Mỹ tăng dần từ 20% (năm 1950) lên 50% (1952) và 80% (1954). Có thêm sự trợ giúp của Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp tìm mọi cách tăng thêm quân số, xây dựng thêm nhiều binh đoàn cơ động mạnh, liên tục thay tổng tư lệnh quân đội viễn chinh ở Đông Dương, thực hiện nhiều kế hoạch phiêu lưu quân sự.

Với thế chủ động trên chiến trường, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch: chiến dịch Trung du (tháng 12-1950), chiến dịch đường 18 (tháng 3-1951), chiến dịch Hà - Nam - Ninh (tháng 5-1951)... Tháng 10-1951, quân Pháp mở cuộc hành binh đánh chiếm thị xã Hòa bình, hòng giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Tận dụng cơ hội này, quân ta đã bao vây, tiến công chia cắt đồng thời đưa một bộ phận bộ đội chủ lực tiến vào sau lưng địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá ngụy quyền, củng cố chính quyền nhân dân. Những đòn tiến công của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và chiến tranh du kích đã phát triển lên một bước mới. Cuối tháng 2-1952, địch buộc phải rút chạy khỏi Hòa Bình. Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, mở rộng khu căn cứ du kích liên hoàn từ Bắc Giang, Quảng Yên, Kiến An, Thái Bình đến Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông. Âm mưu giành lại thế chủ động của Pháp trên chiến trường chính bị thất bại hoàn toàn.

Tháng 10-1952, thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị, quân ta mở Chiến dịch Tây Bắc. Sau ba tháng chiến đấu (từ ngày 4-10 đến ngày 30-12-1952) quân ta đã tiêu diệt được 6.000 tên địch, giải phóng đại bộ phận Tây Bắc, phá tan âm mưu lập "Xứ Thái tự trị" của giặc Pháp.

Tháng 4-1953, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân đội giải phóng Lào mở Chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Xiêng Khoảng, một phần tỉnh Sầm Nưa. Căn cứ kháng chiến Thượng Lào nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam, tạo thế uy hiếp mạnh đối với quân Pháp.

Những thắng lợi to lớn và toàn diện của quân và dân ta từ sau Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) đã làm thay đổi lớn về lực và thế của ta, tạo điều kiện để quân và dân ta bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Để giành một thắng lợi quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có "danh dự " cho Pháp, tướng Nava được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava vạch ra một kế hoạch quân sự dựa trên sự nỗ lực cao nhất của Chính phủ Pháp và sự viện trợ lớn nhất của Mỹ, với một đội quân cơ động mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều nhất.

Tài Sản của ThuLinhRong1312
Chữ ký của ThuLinhRong1312

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn tập thể lớp 712 :: ☼ :: ☼ GÓC HỌC TẬP ☼ :: ☼ :: Lịch sử-
 
Đăng ký
Quà tặng âm nhạc


GMT +7. Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 5:55 am


Skin Uhm.vn
Hosted by Forumotion
Powered by PhpBB2
Ripped by ligerv
Create a forum on Forumotion | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất