Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!
Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!

Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập



Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học ArchimedesXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Wed Dec 21, 2011 3:52 pm
Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat18
Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat10Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat12Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat13
Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat15DarkHero2011Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat17
Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat19Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat21Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Bgavat22
[CĐ-Teen 7/12] - DarkHero2011
Tước hiệuModerator

Moderator
Hiện Đang:
Profile DarkHero2011
Cat
Tổng số bài gửi : 145
Birthday : 11/10/1999
Join date : 28/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Cat
Tổng số bài gửi : 145
Birthday : 11/10/1999
Join date : 28/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes Vide10

Bài gửiTiêu đề: Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes
http://thcs-forum712.forumvi.com

Tiêu đề: Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes

Xin chào toàn thể cư dân lớp 712! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một nhà toán học có giai thiệu Eruka (tức Archimedes đó !!! Hi`) nha:
Archimedes là nhà toán học, vật lý học và kỹ sư của Hy Lạp cổ. Mặc dù cuộc đời công còn nhiều điều chưa biết rõ nhưng ông được xem như là một trong những người quan trọng nhất của nền khoa học cổ đại. Ngoài những khám phá về toán học và hình học Archimedes còn nghiên cứu về máy móc.
Các sử gia La Mã cổ đại có hứng thú đặc biệt với Archimedes và đã viết nhiều bản tài liệu về cuộc đời và công việc của ông, trong khi đó các bản sao chép luận án của ông vẫn tồn tại qua thời Trung Cổ và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời kỳ Phục Hưng. Công trình đầu tiên của ông được biết tới là phép cộng một chuỗi số vô hạn với phương pháp vẫn còn được sử dụng trong tính toán ngày nay.
Tiểu sử
Archimedes sinh năm 287 TCN ở thành phố cảng Syracuse, Sicily. Ngày sinh của ông là cơ sở để sử gia người Byzantine John Tzetzes cho rằng ông sống thọ 75 tuổi. Trong một tài liệu Archimedes viết rằng cha ông tên là Phidias, một nhà thiên văn học. Sử gia Plutarch cho rằng ông có quan hệ với vua Hieron II của Syracuse. Bản tiểu sử về Archimedes do bạn ông là Heracleides viết đã thất lạc, nên nhiều chi tiết trong cuộc đời ông còn chưa sáng tỏ, như là việc ông có lập gia đình hay có con không. Nhiều người tin là Archimedes từng học tập ở Alexandria, AI Cập khi còn trẻ. Tại đây ông là bạn học với nhà toán học và thiên văn học Conon xứ Samos và nhà toán học, địa lý học, thiên văn học Eratosthenes. Một vài công trình toán học của Archimedes nằm trong các bức thư ông gửi cho Eratosthenes, khi ông này là người trông coi thư viện Alexandria.
Archimedes chết trong cuộc chiến Punic thứ hai, khi quân La Mã dưới sự chỉ huy của Marcus Claudius Marcellus công phá Syracuse sau hai năm vây hãm. Theo Plutarch, Archimedes đang suy ngẫm về các biểu đồ toán học khi thành phố quê hương ông thất thủ. Một tên lính La Mã đã đòi ông đến gặp Marcellus nhưng ông từ chối. Tên này bèn vung kiếm giết ông. Tướng Marcellus rất tức giận vì ông đã ra lệnh không được làm hại Archimedes.
Người ta kể rằng lời nói cuối cùng của Archimedes là “Không được đụng đến các vòng tròn của ta”, nguyên văn tiếng Hy Lạp là “μή μου τούς κύκλους τάραττε”, được trích dẫn lại bằng tiếng Latin “Noli turbare circulos meos”. Tuy nhiên không có bằng cứ xác thực là Archimedes đã nói thế. Plutarch cũng không nhắc đến việc này.
Người ta đã chôn theo mộ Archimedes các biểu đồ toán học của ông. Năm 75 TCN, 137 năm sau ngày chết của ông, nhà hùng biện La Mã Cicero đã đến thăm mộ của ông. Cicero đã đào mộ ông lên và có thể đã đọc được các tài liệu của Archimedes.
Các phát minh và sáng chế
Giai thoại nổi tiếng nhất kể về Archimedes là việc ông ta phát hiện ra nguyên lý sức nổi, sau này được gọi là nguyên lý Archimedes. Theo Vitruvius, vua Herion II có đặt làm một vương minệ mới và nhờ Archimedes kiểm tra xem nó có bị ăn bớt vàng hay không, quan trọng là không được làm hỏng chiếc vương miện. Archimedes đã rất đau đầu với bài toán này. Và một lần trong khi tắm, ông chợt nhận ra là mực nước dâng cao khi ông ngâm mình trong bồn. Ông liên tưởng đến vấn đề với chiếc vương miệng. Nếu vương miệng bị cho thêm các kim loại rẻ và nhẹ thì tỉ trọng của nó sẽ thấp. Quá sung sướng ông cứ để mình trần mà chạy ra phố, miệng hét vang “Eureka!” (“ευρεχα!”), nghĩa là “Tìm ra rồi!”.
Câu chuyện này không được nhắc đến trong các công trình của Archimedes nhưng nguyên lý thì được ông đề cập trong tác phẩm On Floating Bodies của mình.
Một công trình khác là một cỗ máy với lưỡi dao hình chân vịt đặt tỏng một xi lanh được quay bằng tay, có khả năng hút nước để điều chỉnh cho tưới tiêu. Nguyên lý này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Theo Vitruvius thì đây là một sự cải tiến so với vườn treo Babylon.
Mặc dù Archimedes không phát minh ra đòn bẩy nhưng ông đã nghiên cứu về nó sớm nhất. Một câu nói nổi tiếng vẫn còn truyền đến ngày nay là “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả Trái Đất lên”.
Archimedes đã làm cho vua Herion con tàu Syracusia, được xem là con tàu lớn nhất thời cổ đại.
Trong cuộc chiến Punic lần thứ hai, Archimedes đã làm các tấm gương lớn hội tụ ánh sáng Mặt Trời để thiêu rụi các con tàu của người La Mã. Vấn đề này được thảo luận rất nhiều vào thời Phục Hưng. René Descartes đã bác bỏ nó vì ông cho rằng vào thời của Archimedes thì không thể làm thế được.
Tháng 10 năm 2005, một nhóm sinh viên đại học Massachusetts Institute of Technology đã thử nghiệm với 127 tấm gương, làm bốc cháy con tàu gỗ ở khoảng cách 100 feet (khoảng 30 mét), với điều kiện trời trong và con tàu đứng yên khoảng 10 phút.
Bản thảo trên da dê
Các công trình nghiên cứu của Archimedes không được công bố rộng rãi vào thời cổ đại như là Euclid. Rất nhiều tài liệu của ông đã thất lạc khi thư viện Alexandria bị phá hủy. Một vài bản chép được bảo tồn và chuyển sang tiếng Latin và Arab vào thời Trung Cổ. Năm 1544 Johann Herwagen công bố Editio Princeps (First Edition) trong đó có cả các công trình của Archimedes. Năm 1586, Galileo Galilei phát minh cân thủy tĩnh nhờ vào cảm hứng từ các công trình của Archimedes.
Bản thảo quan trọng nhất là Archimedes Palimpsest, viết trên da dê tái sử dụng. năm 1906, giáo sư người Đan Mạch Johan Ludvig Heiberg phát hiện ra một tập da dê ghi lời cầu kinh ở thế kỷ 13 lại chứa đựng các tài liệu ở thế kỷ 10. Ông khẳng định đây là một tài liệu chưa từng biết đến của Archimedes. Nó được cất giữ trong một nhà thờ ở Constantinople nhiều năm trước khi được bán cho một nhà sưu tập tư nhân. Sau đó nó được đem ra bán đấu giá ở Luân Đôn tháng 10 năm 1998 với giá 2 triệu đô cho một người mua giấu tên. Hiện nay nó được cất giữ ở bảo tàng nghệ thuật Walters, Baltimore, Maryland. Nó đã được quét tia cực tím để đọc xem có những gì trên nó. Tập bản thảo bao gồm On the Equilibrium of Planes, On Spirals, The Measurement of the Circle, On the Sphere and the Cylinder, On Floating Bodies, The Method of Mechanical Theorems and Stomachion. Nhiều phần trong này được xem là đã thất lạc từ lâu.
Tháng 9 năm 2007, bản thảo Archimedes sẽ được in.

Tài Sản của DarkHero2011
Chữ ký của DarkHero2011

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Những người khổng lồ (kỳ 2): Nhà toán học Archimedes

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn tập thể lớp 712 :: ☼ :: ☼ GÓC HỌC TẬP ☼ :: ☼ :: Toán-
 
Đăng ký
Quà tặng âm nhạc


GMT +7. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 12:55 am


Skin Uhm.vn
Hosted by Forumotion
Powered by PhpBB2
Ripped by ligerv
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất