Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!
Diễn đàn tập thể lớp 712
>> Đăng nhập : Bạn đã có tài khoản ở forum click vào để gõ ID và password.
>> Đăng ký : Bạn chưa có tài khoản ở forum, đăng ký 1 tài khoản để tham gia thảo luận.
===========================================
Khách viếng thăm không có thể xem toàn bộ nội dung được chia sẻ.
Chúc các bạn vui vẻ khi tham gia diễn đàn lớp Diễn đàn lớp 7/12 .Mọi ý kiến đóng góp vui lòng đăng vào mục “Ý kiến, đóng góp [Ideas & Suggestion]”
Thay mặt ban quản trị chân thành cảm ơn.Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ khi tham gia diễn đàn!

Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập



Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2)Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu Nov 24, 2011 10:36 am
Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat18
Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat10Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat12Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat13
Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat15WHOOPThông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat17
Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat19Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat21Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Bgavat22
[CĐ-Teen 7/12] - WHOOP –
Tước hiệuThành viên mới

Thành viên mới
Hiện Đang:
Profile WHOOP
Cat
Tổng số bài gửi : 26
Birthday : 02/09/1999
Join date : 26/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
Cat
Tổng số bài gửi : 26
Birthday : 02/09/1999
Join date : 26/10/2011
Tuổi : 24
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2) Vide10

Bài gửiTiêu đề: Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2)

Tiêu đề: Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2)

Trung Á

Bài chi tiết: Trung Á

Trung Á cùng với Nội Á nằm ở vùng trung tâm châu Á, có các đặc điểm tự nhiên nổi bật như:

Thứ nhất, do vị trí sâu trong nội địa, xa các đại dương và bị các hệ thống núi bao bọc xung quanh nên khí hậu ở đây mang tính lục địa gay gắt. Về mùa đông, thời tiết khô và lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 đều dưới 0 °C, còn mùa hạ khô và nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 đều từ 25° trở lên. Lượng mưa hằng năm rất ít, không nơi nào vượt quá 300mm. Mưa ít nhưng khả năng bốc hơi lại rất lớn nên có sự thiếu ẩm gay gắt. Do thiếu ẩm, phần lớn lãnh thổ Trung Á có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc, ở đây có những hoang mạc cát nổi tiếng như Kara Kum, Kyzyl Kum, Taklamakan... Các cảnh quan hoang mạc không những phát triển trên đồng bằng mà còn lên các sườn núi cao tới 900m ở Thiên Sơn, đến 4100-4200m ở Pamir và Antai.

Thứ hai, ở Trung Á là xứ sở của các hiện tượng tự nhiên tương phản nhau rất độc đáo. Ở đây, bên cạnh các hệ thống núi và sơn nguyên cao như Pamir, Thiên Sơn, Thanh Tạng còn có các đồng bằng và bồn địa thấp. Trên các đỉnh núi cao, quanh năm tuyết bao phủ, trong khi đó các vùng đồng bằng và bồn địa xung quanh lại là vùng khô hạn và có mùa hạ nóng nực. Giữa các đồng bằng và bồn địa khô hạn lại có các sông và hồ lớn. Dọc theo các thung lũng sông và ven các hồ đất đai nhìn chung tốt, cây cối xanh tươi, dân cư đông đúc, đối lập với ngoại vi của nó.

Thứ ba, ở Trung Á tuy điều kiện khí hậu, nước, đất đai không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhưng lại có một số tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Về khoáng sản, trên các đồng bằng, sơn nguyên và bồn địa tập trung nhiều kim loại như đồng, chì, kẽm, thiếc, dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra còn có sắt, thủy ngân và các kim loại hiếm.
[sửa] Tây Nam Á

Bài chi tiết: Tây Nam Á

Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Arabi và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á.
[sửa] Nam Á & Đông Nam Á

Bài chi tiết: Nam Á và Đông Nam Á

Nam Á và Đông Nam Á là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa, bao gồm miền núi Himalaya, đồng bằng Ấn-Hằng, bán đảo Indostan, bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Toàn bộ Nam Á và Đông Nam Á nằm trên các vĩ độ thấp, tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bờ lục địa bị chia cắt khá mạnh nên phần lớn diện tích của Nam Á và Đông Nam Á là các bán đảo và quần đảo.

Nam Á và Đông Nam Á nằm trong vùng có khí hậu nóng và ẩm ướt nhất châu Á. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên toàn bộ lãnh thổ khoảng từ 25-30 °C. Về mùa đông, vùng mát nhất ở phía Bắc cũng là từ 12 °C (không kể vùng núi cao). Lượng mưa trung bình năm trên phần lớn lãnh thổ đạt hơn 1000mm, trong đó nhiều vùng đạt 2000-3000mm hoặc cao hơn nữa.

Điều kiện khí hậu nóng và ẩm đã làm cho các quá trình địa lý diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục, vì vậy các điều kiện tự nhiên, nhất là lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật và giới động vật rất phong phú và đa dạng, khác hẳn khu vực Tây Nam Á nằm trên cùng vĩ độ. khu vực tây nam á có diện tích là 7triệu km vuông.
[sửa] Đông Á

Bài chi tiết: Đông Á

Đông Á là bộ phận nầm dọc theo bờ Đông của lục địa, kéo dài từ bán đảo Kamchatka cho đến rìa phía Bắc Việt Nam, kể cả các đảo và quần đảo nằm ven bờ lục địa. Do vị trí tiếp giáp với Thái Bình Dương, toàn bộ Đông Á chịu ảnh hưởng của hoạt động gió mùa, trong đó giới hạn phía Tây của lãnh thổ gần như phù hợp với giới hạn tác động của gió mùa mùa hạ. Chế độ gió mùa chi phối các quá trình tự nhiên tạo nên các đặc điểm chung nhất cho toàn bộ Đông Á.

Tuy nhiên, về cấu tạo địa chất và địa hình, Đông Á có hai bộ phận: phần lục địa và phần các đảo, quần đảo. Phần lục địa được hình thành chủ yếu trên nền Trung Hoa và các nếp uốn Trung sinh với địa hình núi thấp, núi trung bình, các đồng bằng thấp và bằng phẳng. Phần các đảo và quần đảo được hình thành trong giai đoạn tạo núi Tân sinh với địa hình núi uốn nếp trẻ xen các cao nguyên và núi lửa cao. Có thể chia Đông Á thành 4 xứ khác nhau là: Kamchatka, Amur-Triều Tiên, Đông Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản.
[sửa] Địa lý xã hội
[sửa] Dân cư

Theo niên giám thống kê năm 2005 thì tổng số dân của châu Á là 3,92 tỉ người[14], mật độ trung bình (không tính phần dân cư thuộc liên bang Nga) là 124 người/km² hoặc 86,1 người/km² (nếu tính cả Nga). Tuy nhiên sự phân bố dân cư trên châu lục rất không đồng đều. Có một số nước mật độ dân cư rất cao như Nhật Bản: 336,1, Ấn Độ: 341,2, Bangladesh: 1.045[15], Singapore: 6425,3. Trong khi đó nhiều khu vực dân cư vô cùng thưa thớt như Mông Cổ: 1,7, Kazakhstan: 5,7, Ả Rập Saudi: 12. Đặc biệt, ở nhiều vùng rộng lớn như Bắc Siberi, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Tarim... hầu như không có người ở. Sự phân bố dân cư nói trên cho ta hiểu được điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn đối với các vùng đó.

Về sự gia tăng dân số, đại bộ phận các nước châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2005, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á là 1,3%, trong khi đó ở một số nước thì tỉ lệ đó rất cao như Pakistan: 2,4%, Yemen: 3,3%, Palestin: 3,5%[16]...

Về trình độ đô thị hóa, nhìn chung không đều giữa các nước. Nếu tính về số lượng các đô thị lớn thì châu Á đứng đầu thế giới. Có 15 thành phố trên 15 triệu dân và hơn 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người, song tỉ lệ dân sống ở đô thị ở châu Á chỉ mới đạt 50%.
[sửa] Thành phần chủng tộc

Bài chi tiết: Người Châu Á

Hình vẽ các tộc người châu Á đầu thế kỷ 20.

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:

Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ. Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau

Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks), người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn.
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa người Mongoloid với người Negroid. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu.

Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.
Negroid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

[sửa] Các quốc gia và vùng lãnh thổ
Bản đồ hành chính châu Á (chỉ có ranh giới quốc gia chứ không có tên nước)
Tên quốc gia (vùng lãnh thổ),
với quốc kỳ diện tích
(km²) Dân số
(tính đến 1 tháng 7, 2002) Mật độ dân số
(người/km²) Thủ đô
Trung Á:
Flag of Kazakhstan.svg Kazakhstan[17] 2.346.927 13.472.593 5,7 Astana
Flag of Kyrgyzstan.svg Kyrgyzstan 198.500 4.822.166 24,3 Bishkek
Flag of Tajikistan.svg Tajikistan 143.100 6.719.567 47,0 Dushanbe
Flag of Turkmenistan.svg Turkmenistan 488.100 4.688.963 9,6 Ashgabat
Flag of Uzbekistan.svg Uzbekistan 447.400 25.563.441 57,1 Tashkent
Đông Á:
Flag of the People's Republic of China.svg Trung Quốc[18] 9.584.492 1.284.303.705 134,0 Bắc Kinh
Flag of Hong Kong.svg Hồng Kông[19] 1.092 7.303.334 6.688,0 —
Flag of Japan (bordered).svg Nhật Bản 377.835 126.974.628 336,1 Tokyo
Flag of Macau.svg Ma Cao 25 461.833 18.473,3 —
Flag of Mongolia.svg Mông Cổ 1.565.000 2.694.432 1,7 Ulaanbaatar
Flag of North Korea.svg Bắc Triều Tiên 120.540 22.224.195 184,4 Bình Nhưỡng
Flag of South Korea (bordered).svg Hàn Quốc 98.480 48.324.000 490,7 Seoul
Flag of the Republic of China.svg Trung Hoa Dân quốc[20] 35.980 22.548.009 626,7 Đài Bắc
Bắc Phi:
Flag of Egypt.svg Ai Cập[21] 63.556 1.378.159 21,7 Cairo
Bắc Á:[22]
Flag of Russia (bordered).svg Nga 13.115.200 39.129.729 3,0 Moskva
Đông Nam Á:
Flag of Brunei.svg Brunei 5.770 350.898 60,8 Bandar Seri Begawan
Flag of Cambodia.svg Campuchia 181.040 12.775.324 70,6 Phnom Penh
Flag of Indonesia (bordered).svg Indonesia[23] 1.919.440 231.328.092 120,5 Jakarta
Flag of Laos.svg Lào 236.800 5.777.180 24,4 Vientiane
Flag of Malaysia.svg Malaysia 329.750 22.662.365 68,7 Kuala Lumpur
Flag of Myanmar.svg Myanma 678.500 42.238.224 62,3 Yangon (Rangoon)
Flag of the Philippines.svg Philippines 300.000 84.525.639 281,8 Manila
Flag of Singapore (bordered).svg Singapore 693 4.452.732 6.425,3 Singapore
Flag of Thailand.svg Thái Lan 514.000 62.354.402 121,3 Bangkok
Flag of East Timor.svg Đông Timor 15.007 952.618 63,5 Dili
Flag of Vietnam.svg Việt Nam 329.560 81.098.416 246,1 Hà Nội
Nam Á:
Flag of Afghanistan.svg Afghanistan 647.500 27.755.775 42,9 Kabul
Flag of Bangladesh.svg Bangladesh 144.000 133.376.684 926,2 Dhaka
Flag of Bhutan.svg Bhutan 47.000 2.094.176 44,6 Thimphu
Flag of India.svg Ấn Độ 3.064.898 1.045.845.226 341,2 New Delhi
Flag of Iran.svg Iran 1.648.000 66.622.704 40,4 Tehran
Flag of Maldives.svg Maldives 300 320.165 1.067,2 Malé
Flag of Nepal.svg Nepal 140.800 25.873.917 183,8 Kathmandu
Flag of Pakistan (bordered).svg Pakistan 803.940 147.663.429 183,7 Islamabad
Flag of Sri Lanka.svg Sri Lanka 65.610 19.576.783 298,4 Colombo
Tây Á:
Flag of Armenia.svg Armenia[24] 29.800 3.330.099 111,7 Yerevan
Flag of Azerbaijan.svg Azerbaijan 41.370 3.479.127 84,1 Baku
Flag of Bahrain (bordered).svg Bahrain 665 656.397 987,1 Manama
Flag of Cyprus (bordered).svg Kypros[25] 9.250 775.927 83,9 Nicosia (Lefkoşa)
Flag of Palestine.svg Dải Gaza[26] 363 1.203.591 3.315,7 Gaza
Flag of Georgia (bordered).svg Gruzia[27] 20.460 2.032.004 99,3 Tbilisi
Flag of Iraq.svg Iraq 437.072 24.001.816 54,9 Baghdad
Flag of Israel.svg Israel 20.770 6.029.529 290,3 Jerusalem
Flag of Jordan.svg Jordan 92.300 5.307.470 57,5 Amman
Flag of Kuwait.svg Kuwait 17.820 2.111.561 118,5 Thành phố Kuwait
Flag of Lebanon.svg Liban 10.400 3.677.780 353,6 Beirut
Flag of Azerbaijan.svg Nakhchivan (Azerbaijan)[28] 5.500 365.000 66,4 Thành phố Nakhchivan
Flag of Oman (bordered).svg Oman 212.460 2.713.462 12,8 Muscat
Flag of Qatar (bordered).svg Qatar 11.437 793.341 69,4 Doha
Flag of Saudi Arabia.svg Ả Rập Saudi 1.960.582 23.513.330 12,0 Riyadh
Flag of Syria.svg Syria 185.180 17.155.814 92,6 Damascus
Flag of Turkey.svg Thổ Nhĩ Kỳ[29] 756.768 57.855.068 76,5 Ankara
Flag of the United Arab Emirates.svg Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 82.880 2.445.989 29,5 Abu Dhabi
Flag of Palestine.svg Bờ Tây[26] 5.860 2.303.660 393,1 —
Flag of Yemen.svg Yemen 527.970 18.701.257 35,4 Sanaá
Tổng cộng 44.309.978 3.816.775.642 86,1
[sửa] Tình hình sử dụng tài nguyên
Một trung tâm nông nghiệp phát triển ở khu vực Lưỡng Hà.

Hơn bất cứ một châu lục nào khác trên Trái Đất, châu Á có điều kiện tự nhiên đa dạng và nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới. Với điều kiện đó, châu Á là cái nôi hình thành phần lớn các chủng tộc loài người đầu tiên, là nơi xuất hiện các nền văn minh sớm nhất thế giới. Chính do quá trình phát triển đó mà thiên nhiên trên châu Á được con người khai phá và sử dụng sớm nhất. Trong quá trình khai phá và sử dụng thiên nhiên, tổ tiên của các dân tộc sống trên châu lục này đã thuần hóa được hàng loạt các cây trồng và vật nuôi, làm cho nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển không ngừng. Bởi vậy, ngay từ thời cổ đại, nhiều trung tâm nông nghiệp lớn được hình thành và cũng từ đó, hình thành các trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Theo các tài liệu, trong số 10 trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới thì có đến 6 trung tâm nằm trên châu Á, phù hợp với các vùng có nền văn minh phát triển sớm. Đó là các vùng Địa Trung Hải với lúa mì, yến mạch, đậu Hà Lan, bạc hà, nguyệt quế, ôliu và một số cây thực phẩm như bắp cải, tỏi tây, hành tây...; vùng Tiền Á gắn liền với các quốc gia cổ đại như Sumer, Assyria cùng các loại lúa mì, đại mạch, hạnh nhân, thuốc phiện, hồi hương, cà rốt...; vùng Trung Á với lúa mì, đậu xanh, cây ăn quả như lê, nho, táo...; vùng Ấn Độ với những cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, đậu ván, cà tím, dưa chuột, mía, thốt nốt, cam, quýt...; vùng Đông Nam Á là quê hương của các loại cây ăn quả nhiệt đới như chuối, mít, bưởi, sầu riêng, măng cụt, dừa... đồng thời cũng là trung tâm phát sinh cây lúa gạo; vùng Trung Quốc được cho rằng là trung tâm nông nghiệp cổ đại lớn nhất thế giới với nhiều loài cây trồng phong phú bao gồm cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Như vậy, giới thực vật tự nhiên được con người phát hiện, sử dụng và thuần hóa ở một mức độ cao. Châu Á còn cung cấp cho thế giới hầu hết các loại vật nuôi cơ bản hiện nay như trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo... Tổ tiên của các dân tộc trên châu Á đã tìm ra những biện pháp tốt nhất để sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên như làm ruộng bậc thang, tưới nước, giữ nước với các công trình cấp nước, dẫn nước và chọn gieo trồng lúa nổi trong các đầm lầy bị ngập nước sâu vào mùa lũ. Những biện pháp trên có tác dụng tích cực trong việc sử dụng và bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên do quá trình khai thác lâu dài và thiếu cơ sở khoa học, ở nhiều vùng thiên nhiên bị cạn kiệt và thậm chí không còn khả năng sử dụng được nữa như các vùng núi Tây Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc... Cho đến nay, tài nguyên rừng ở nhiều nước gần như cạn kiệt hoàn toàn. Ví dụ, độ che phủ rừng ở Tây Nam Á nay chỉ còn 1,6%, ở Trung Quốc không đầy 10% trong khi độ che phủ rừng trung bình của thế giới là 32%[30].

Việc khai thác nguồn tài nguyên ngày nay được tiến hành khắp nơi trên lục địa, đồng thời đối tượng và diện khai thác đang ngày càng được mở rộng cho tất cả mọi thành phần tự nhiên, do vậy cảnh quan nguyên sinh còn lại rất ít, chỉ còn một số vùng rừng xích đạo ẩm thường xanh ở Đông Nam Á, rừng lá kim ở Siberi, các vùng đồng rêu-rừng, đồng rêu và hoang mạc cực ở phía Bắc, các vùng núi cao hiểm trở Himalaya, Pamir, Tây Tạng, Thiên Sơn... là chưa bị con người khai phá. Phần lớn diện tích lãnh thổ đã được khai thác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác để trồng trọt, chăn nuôi và tiến hành các hoạt động khác với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng nhìn chung có mấy đặc điểm đáng chú ý là:

Việc sử dụng thiên nhiên gắn liền với điều kiện tự nhiên. Ví dụ, ở vòng đai ôn hòa, vùng sản xuất ngũ cốc tập trung cao nhất nằm trong các đới rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên; vùng trồng cây ăn quả tập trung nhiều ở đới cận nhiệt Địa Trung Hải; còn việc chăn nuôi các động vật có sừng tập trung trong các đới thảo nguyên, bán hoang mạc (bò, ngựa, cừu, dê) hoặc đới đồng rêu và đồng rêu rừng (tuần lộc). Ở vòng đai nóng, các vùng được khai thác sớm và tập trung nhất là các vùng thuộc đới xavan và rừng gió mùa.
Việc khai thác kèm theo việc cải tạo và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên được tiến hành mạnh mẽ, đáng chú ý là việc cải tạo và sử dụng đất và nguồn nước. Ví dụ, việc đào kênh, đắp đập để phát triển thủy lợi, giao thông, thủy điện, nuôi thủy sản và điều chỉnh dòng chảy được tiến hành ở hầu khắp các nước. Việc tưới nước cho vùng khô hạn được mở rộng ở Trung Á, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc... đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng việc sử dụng nước hai sông Syr Darya và Amu Darya để tưới cho các hoang mạc ở Trung Á trong thời Liên Xô là bất hợp lý. Hậu quả là, do sử dụng nước quá mức, các sông không còn cung cấp đủ nước cho hồ Aral, hồ bị cạn, thu hẹp diện tích, nước bị hóa mặn và gây ra thảm họa sinh thái cho hồ này và các vùng đồng bằng xung quanh. Ở một số nước khác, ngoài việc xây dựng các công trình cải tạo và sử dụng dòng sông, các công trình tưới nước, còn có hệ thống đê chống lũ lụt, chống nước biển, bảo vệ đất đai. Ở Liên bang Nga đã nghiên cứu, tạo ra được các giống cây trồng cho các vùng khí hậu giá lạnh phương Bắc, xây dựng các công trình trên các vùng băng kết vĩnh cửu.

Tất cả các đặc điểm nói trên cho thấy tính chất phong phú, muôn vẻ và những thành tựu to lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lục địa. Ngày nay, việc cải tạo, hồi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi nước, nhất là ở những nước mà nguồn tài nguyên đã được sử dụng và khai phá lâu đời.

Tài Sản của WHOOP
Chữ ký của WHOOP

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Thông tin địa lý về châu Á (kỳ 2)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (Sưu Tầm). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.* Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan.
* Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui.
* Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.
Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn tập thể lớp 712 :: ☼ :: ☼ GÓC HỌC TẬP ☼ :: ☼ :: Địa lý-
 
Đăng ký
Quà tặng âm nhạc


GMT +7. Hôm nay: Mon May 20, 2024 4:30 am


Skin Uhm.vn
Hosted by Forumotion
Powered by PhpBB2
Ripped by ligerv
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất