| Tiêu đề:
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2010-2011 Môn : Ngữ văn – lớp 7 I) Văn bản - Nắm thể loại, phương thức biểu đạt ,nội dung chính các văn bản từ bài 5 đến bài Tiếng gà trưa. - Lưu ý không học các bài: + Bài ca Côn Sơn + Chinh phụ ngâm khúc - Học kỹ các bài: + Những câu hát than thân bài 2 và 3. + Những câu hát châm biếm bài 1 và 2. + Cảnh khuya - Rằm tháng giêng + Nam quốc sơn hà - Phò giá về kinh + Bánh trôi nước - Học các bài thơ sau: - Tình cảm gia đình bài 1 và 4 - Tình yêu quê hương đất nước con người học bài 1 và 4 - Các bài yêu cầu học kỹ phía trên - Tiếng gà trưa (xem cả bài, học khổ đầu và cuối) II) Tiếng Việt Học lý thuyết các bài : - Từ ghép, từ láy, đại từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các dạng điệp ngữ, các dạng chơi chữ, từ Hán Việt (2 bài). Bài tập : - Xem lại các bài: Chữa lỗi về quan hệ từ. III) Tập làm văn 1/ Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ,từ trái nghĩa, thành ngữ, điệp ngữ. 2/ Cảm nghĩ về 1 trong các tác phẩm: - Cảnh khuya hoặc Rằm Tháng Giêng - Sông núi nước Nam - Tiếng gà trưa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (THAM KHẢO) Môn : Ngữ văn lớp 7 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI (Gồm 3 câu) Câu 1 (2đ) a) Cho biết khái niệm ca dao, dân ca. Đọc thuộc lòng câu 1 và 4 bài Những câu hát về tình cảm gia đình và cho biết ý nghĩa. (1đ) b) Đọc thuộc lòng phần dịch thơ hoặc phiên âm bài Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) (1đ) Câu 2 (3đ): Viết đoạn văn ngắn( 8- 10 câu) về chủ đề sinh hoạt nhà trường, có sử dụng phép điệp, từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa, thành ngữ. Câu 3( 5đ) : Cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” - Hồ Chí Minh ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ THÁNG 9 (THAM KHẢO) Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ B I/ Trắc nghiệm: Học sinh chọn câu trả lời đúng. Câu ca dao “Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con” Câu 1: Đại từ trong câu trên giữ chức vụ gì? a) Chủ ngữ b) Vị ngữ c) Bổ ngữ d) Định ngữ Câu 2: Đại từ trong câu trên dùng để làm gì? a) Để trỏ người b) Để hỏi c) Để trỏ vật d) Để hỏi vật Câu 3: Câu ca dao trên trích trong văn bản nào? a) Những câu hát châm biếm b) Những câu hát than thân c) Những câu hát về tình cảm gia đình d) Khúc hát ru Câu 4: Câu ca dao trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? a) Tự sự b) Miêu tả c) Biểu cảm d) Thuyết minh Câu 5: Chọn từ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước. a) Nam quốc b) Ái quốc c) Thiên địa d) Hoả xa Câu 6: Nhà thơ Trần Nhân Tông sinh, mất năm nào? a) 1258 - 1308 b) 1258 - 1380 c) 1258 - 1038 d) 1258 - 1038 Câu 7: Từ nào sau đây là từ láy bộ phận? a) man mác b) bần bật c) tức tưởi d) thăm thẳm Câu 8: Đại từ trỏ người, trỏ vật có cách gọi khác là: a) đại từ nhân xưng b) đại từ thậm xưng c) đại từ xưng hô d) a, c đúng Câu 9: Chọn từ ghép Hán Việt chính phụ: a) sơn hà b) không phận c)Thiên địa d) huynh đệ Câu 10: Hình ảnh con cò trong ca dao xưa thường tượng trung cho ai? a) người phụ nữ b) người nông dân c) giai cấp thống trị d/ a, b đúng Câu 11: Tác giả bài thơ “ Nam quốc Sơn hà”là: a) Lí Thường Kiệt b) Trần Quang Khải c) chưa rõ tác giả d) Nguyễn Trãi Câu 12: Trường hợp nào sau đây dùng văn biẻu cảm: a) Kỷ niệm hồi em học lớp 6 b) Kỷ niệm ngày khai trường c) Tình cảm đối với nụ cười của mẹ d) Nhận xét về một vấn đề II) Tự luận: Viết thư cho một người bạn thân để bạn biết về ngôi trường mới mà em đang học. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ THÁNG 9 (THAM KHẢO) Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian: 45 phút Đề: A I/ Trắc nghiệm:Học sinh chọn câu trả lời đúng: Cho câu ca dao: “ Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ?” Câu 1: Câu ca dao trích từ văn bản nào? a) Những câu hát châm biếm b) Những câu hát than thân c) Những câu hát về tình cảm gia đình d) Khúc hát ru Câu 2: Câu ca dao sử dụng nghệ thuật gì? a) So sánh b) Hoán dụ c) Ẩn dụ d) Nhân hoá Câu 3: Từ “ Mấy” trong câu ca dao trên có tác dụng gì? a) Trỏ người b) Trỏ vật c) Trỏ số lượng d) Hỏi số lượng. Câu 4: Tiếng tạo nên từ hán việt gọi là gì? a) Từ b) Tiếng c) Yếu tố d) Câu Câu 5: Chọn từ ghép hán việt đẳng lập: a) Thủ môn b) Thủ khoa c) Hải phận d) Tỉ muội Câu 6: Từ thạch mã có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau là: a) Đúng b) Sai Câu 7: Trần Quang Khải là tác giả bài thơ nào? a) Thiên Trường vãn vọng b) Nam quốc Sơn hà c) Phò giá về kinh d) Côn Sơn ca Câu 8: Bài thơ Nam quốc Sơn Hà sử dụng phương thức biểu đạt nào? a) Tự sự b) Biểu cảm c) Nghị luận d) b,c đúng Câu 9: Trong từ ghép chính phụ Hán Việt,yếu tố phụ luôn đứng sau là: a) Đúng b) Sai Câu 10: Có mấy loại đại từ? a) Một loại b)Hai loại c) Ba loại d)Năm loại Câu 11: Trong câu “ Sao anh nói thế”? Đại từ giữ chức vụ gì? Câu 12: Nêu định nghĩa của Quan hệ từ ? Chúc các bạn có một kỳ thi thật tốt nha ! | |